Du học nghề Đức gồm những ngành nào? Chương trình du học nghề Đức cung cấp các ngành như điều dưỡng, nhà hàng khách sạn, cơ khí điện tử, cơ khí ô tô, và nhiều ngành khác. Hãy cùng EUROCOM tìm hiểu thêm về lựa chọn phù hợp và quy trình tham gia trong bài viết dưới đây.
I. Những ngành nghề phổ biến khi du học nghề Đức
1. Du học nghề ngành điều dưỡng tại Đức
Theo Cục Thống kê Liên bang Đức, nước này đang đối mặt với một trong những tỉ lệ người già cao nhất trên thế giới. Dự kiến vào năm 2050, hơn 1/3 dân số Đức sẽ là người già trên 60 tuổi. Tình trạng này tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc người già tại các bệnh viện, viện dưỡng lão và trung tâm y tế.
Tuy nhiên, điều dưỡng viên có chuyên môn đang ngày càng khan hiếm, khiến cho việc tuyển dụng trong ngành này trở nên cực kỳ cạnh tranh. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các bạn Việt Nam, bất kể đã từng du học hay đang muốn học ngành điều dưỡng, để có thể tìm kiếm việc làm lâu dài tại Đức.
Với xu hướng gia tăng dân số già và thiếu hụt điều dưỡng viên chuyên nghiệp, nghề điều dưỡng tại Đức đang trở thành một ngành hấp dẫn với nhiều cơ hội phát triển và ổn định. Những người có khả năng và đam mê trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể tận dụng thời điểm này để nắm bắt cơ hội việc làm trong ngành điều dưỡng tại đất nước này.
2. Du học nghề ngành khách sạn tại Đức
Chương trình đào tạo ngành quản trị nhà hàng khách sạn tại Đức không chỉ cung cấp kiến thức về nghiệp vụ, mà còn giúp sinh viên hiểu biết về văn hóa, lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn quý giá. Vì vậy, du học Đức ngành quản trị nhà hàng khách sạn là lựa chọn phổ biến của nhiều bạn trẻ ngày nay.
Học ngành quản trị nhà hàng khách sạn tại Đức mang lại 2 ưu điểm chính:
- Nhận được bằng cấp nhà hàng khách sạn có giá trị trong Đức và Châu Âu.
- Tiết kiệm chi phí khi du học ở nước ngoài.
✅ Đọc thêm: Du học Đức ngành nhà hàng khách sạn
3. Du học nghề Đức ngành cơ khí điện tử
Đức là một quốc gia có nền công nghiệp nặng phát triển. Tốc độ mở rộng của các doanh nghiệp ở đây đang diễn ra nhanh chóng, khiến cho nhu cầu về nhân công trong ngành này luôn trong tình trạng thiếu hụt. Các nghề cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp này bao gồm: thợ sửa máy, công nhân điện, điều khiển máy, kỹ thuật ô tô, và nhiều nghề khác.
Số lượng tuyển sinh cho các ngành nghề công nghiệp không nhiều như những ngành khác, vì vậy bạn nên chuẩn bị hồ sơ từ sớm để đặt chỗ học tập.
4. Du học ngành đầu bếp tại Đức
Du học nghề đầu bếp tại Đức là một trong những ngành thuộc nhóm du học nghề nhà hàng khách sạn tại nước này. Công việc của ngành đầu bếp bao gồm:
- Lập thực đơn theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với mùa.
- Tiến hành đặt mua nguyên liệu, chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Sử dụng linh hoạt các dụng cụ nhà bếp để chế biến và tạo ra các món ăn.
- Trình bày và trang trí món ăn một cách tinh tế và đẹp mắt.
- Thực hiện công việc vệ sinh, dọn dẹp, đóng gói nguyên liệu và xử lý rác thải.
- Nắm vững kỹ năng phân biệt và bảo quản rượu hảo hạng.
IV. Lợi ích của việc học các ngành nghề tại Đức
1. Môi trường học tập và làm việc tiên tiến
Đức là một trong những quốc gia có nền kinh tế đứng đầu Liên Minh Châu Âu và lớn thứ 4 trên toàn thế giới. Với hệ thống giáo dục phát triển, Đức thu hút hàng triệu sinh viên quốc tế đến học tập.
Môi trường học tập tại Đức đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến với trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành giúp học viên có cơ hội tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Chương trình đào tạo tại Đức tập trung vào chất lượng đầu ra, dẫn đến việc chương trình đại học, thường kéo dài 4 – 5 năm, có thể kéo dài 7 – 8 năm để hoàn thành. Nội dung học tập nặng, khó đòi hỏi sự nỗ lực từ sinh viên. Một số sinh viên không thể hoàn thành và buộc phải chuyển ngành hoặc tìm việc làm phù hợp như làm nail hay phục vụ.
Vì vậy, du học nghề Đức được xem là phù hợp cho các bạn sinh viên có học lực trung bình khá, đảm bảo quá trình học tập và nhận được chứng chỉ sau thời gian học ngắn hơn.
2. Thu nhập kép, không giới hạn độ tuổi
Đức mở cửa chương trình đào tạo học nghề miễn phí cho sinh viên nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam. Thí sinh có độ tuổi từ 18 đến 33 tuổi, không bị hạn chế vùng miền và chỉ cần không mắc các bệnh truyền nhiễm đều có thể tham gia chương trình du học nghề Đức.
Học sinh tham gia chương trình sẽ nhận được khoản trợ cấp học nghề hàng tháng từ 1200 đến 1500 euro, giúp hỗ trợ chi phí sinh hoạt khi ở Đức. Ngoài ra, tùy theo khu vực và thành phố, sinh viên có thể làm thêm công việc và kiếm thêm 9,35 euro/h, với tổng số giờ làm việc không quá 20 tiếng mỗi tuần.
Sau khi tốt nghiệp, lương cho các ngành nghề tại Đức có thể ổn định từ 2.800 đến 3.500 euro tùy thuộc vào từng ngành.
3. Tiết kiệm thời gian, tương lai nhiều lựa chọn
Chương trình du học nghề Đức có thời gian học từ 3 đến 3,5 năm, ngắn hơn nhiều so với việc học đại học kéo dài từ 7-8 năm. Trong quá trình học tập, sinh viên cũng được nhận lương hoặc trợ cấp.
Đa dạng hơn 300 nghề đào tạo hình thức kép vừa học vừa làm đảm bảo rằng sinh viên có nhiều lựa chọn ngành nghề, bao gồm điều dưỡng, nhà hàng khách sạn, đầu bếp, làm bánh, công nghệ thông tin – IT, chăm sóc sắc đẹp, cơ khí và nhiều ngành khác. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chắc chắn có cơ hội việc làm, và nếu muốn, có thể chuyển đổi sang ngành nghề khác.
III. Điều kiện du học nghề Đức
Thông báo từ Đại sứ quán Đức cho biết, để du học nghề tại Đức vào năm 2023, học viên có thể sử dụng chứng chỉ tiếng Đức A2 hoặc B1. Cần lưu ý rằng chứng chỉ tiếng Đức phải còn hiệu lực trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Đối với học viên nộp hồ sơ visa du học nghề Đức với trình độ tiếng Đức A2, cần bổ sung các giấy tờ xác minh sau:
(i) Thông tin về khóa học tiếng Đức dự kiến học tại Đức, bao gồm thời gian học, số giờ học, nội dung, học phí và địa điểm học.
(ii) Chứng minh đã thanh toán học phí cho khóa học tiếng Đức này (chứng minh tài chính).
Điều quan trọng cần lưu ý là chứng chỉ tiếng Đức của học viên chỉ có giá trị khi kỹ năng tiếng Đức được thi ở cùng một cơ sở tổ chức thi. Việc ghép bằng Goethe (Viện Goethe) và bằng ÖSD (Đại học Hà Nội) không còn được chấp nhận kể từ ngày 02.3.2020.
Bình luận